Định nghĩa về mức độ chịu nước của đồng hồ đeo tay

Không có đồng nào có thể chống nước mà chỉ có những chiếc đồng hồ “chịu” nước mà thôi. Đồng hồ đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người, kiên trì bền bỉ theo thời gian.

Việc hỏng hóc trước những tác động bên ngoài như mưa, nắng là điều dễ hiểu. Là một người chơi đồng hồ có “tâm” và có “tầm” thiết nghĩ bạn sẽ biết cách bảo quản cho chiếc đồng hồ của mình. Với bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về mức độ “chịu nước” của các thông số cơ bản trong đồng hồ đeo tay người sử dụng cần lưu ý.

Với thông tin thường được ghi kèm trên các trang bán đồng hồ đại loại như “Chống nước 200m” hay 20 BAR hay 20 ATM. Các thông số này quy đổi như sau: 10m = 1bar = 1atm. Các thông số này đều được hầu hết chúng ta hiểu là đồng hồ có thể sử dụng được dưới nước khi xuống tới độ sâu 200m. Thực tế cách hiểu này không hoàn toàn đúng.

Thực tế thông số kỹ thuật đi kèm với đồng hồ đều được kiểm tra ở điều kiện tiêu chuẩn, trong môi trường phòng thí nghiệm với các mô phỏng môi trường và điều đó dẫn đến việc sử dụng thực tế sẽ sai lệch khá nhiều. Ví dụ, một chiếc đồng hồ thời trang ghi thông số chống nước là 20m hoặc 30m không có nghĩa là bạn có thể mang nó đi bơi lặn ở độ sâu ghi trên đồng hồ, hay thậm chí là đeo đi bơi ở bể bơi sâu chưa tới 2m. Thông số 20m hay 30m đó chỉ là mô phỏng trong phòng thí nghiệm và đó là điểm giới hạn hay còn gọi là điểm chết của đồng hồ. Để hiểu rõ hơn mời bạn xem bảng sau để biết đồng hồ của mình là loại nào và có thể mang theo trong những hoạt động gì.

Mức độ chịu nước của từng loại đồng hồ

Độ chịu nước của đồng hồ thường được ghi trên mặt số hoặc mặt đáy của đồng hồ. Mức độ chịu nước của đồng hồ phụ thuộc vào độ chịu nước của nó tuy nhiên khách hàng cũng nên lưu ý một số trường hợp sau.

  • Đồng hồ mỏng (máy mỏng, pin mỏng) chịu nước trung bình.
  • Đồng hồ nữ kiểu lắc (3ATM) chịu nước kém và trung bình.
  • Đồng hồ dây da thường chịu mức nước trung bình.
  • Đồng hồ điện tử Chronograph, đồng hồ thể thao: đa phần chống nước tốt đến mức độ áp suất khi bơi, một vài loại chuyên dụng có thể chịu được áp suất khi lặn.
  • Đồng hồ có gioăng kín, gioăng núm, gioăng đáy chống nước tốt khi ở trạng thái nguyên bản.

Ý nghĩa thông số “chịu nước” trên đồng hồ

Đơn vị để đo độ chịu nước (chịu áp suất) của đồng hồ có thể là M, ATM, BAR.

  • 30M, 3ATM, 3BAR (hoặc chỉ ghi là Water Resistance) là chỉ chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa.
  • 50M, 5ATM, 5BAR:  chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa, tắm.
  • 100M, 10ATM, 10BAR:  chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa, tắm, đi bơi.
  • 200M, 20ATM: Chịu nước ở mức rửa tay, đi bơi, đi lặn.

Phân cấp các loại thông số

Có 7 cấp bậc thông số chống nước (Water Resistant) của đồng hồ được ghi ở các mặt sau của đồng hồ.

Đồng hồ không có khả năng chống thấm nước (Water Resistant)

Đây là cấp độ thấp nhất gần như đồng hồ của bạn không thể chống chọi với nước hoặc chỉ chống được trong thời gian cứ ngắn như đi mưa về, rửa tay.

Đồng hồ có khả năng chống nước đến 30m hay 3atm hoặc 3bar

Loại này thì khá hơn đồng hồ ở trên thường được dùng cho các mẫu đồng hồ giá rẻ hoặc các mẫu đồng hồ thời trang. Các loại này có thể hỗ trợ người dùng đi mưa, rửa tay, tắm thoải mái mà không lo đồng hồ bị chết do vào nước.

Đồng hồ có khả năng đến 50m hay 5atm hoặc 5bar

Ở mức này thì bạn có thể mang chiếc đồng hồ này đi bơi thoải mái tuy nhiên cũng nên hạn chế vào vùng nước quá sâu vì càng tiếp xúc nhiều với nước thì các gioăng cao su cũng dần dẫn mất khả năng và chiếc đồng hồ sẽ giảm độ bền đi.

Đồng hồ có khả năng chống nước đến 100m hay 10atm hoặc 10bar

Đây là thông số thông thường xuất hiện ở các đồng hồ chất lượng cao. Với mức độ chống nước này thì bạn hoàn toàn có thể đi bơi, đi lặn ở mức độ không quá sâu.

Đồng hồ có khả năng chống nước đến 200m hay 20atm hay 20bar

Đây là thông số thông thường xuất hiện trên các loại đồng hồ chuyên dụng dùng cho bơi lặn

Đồng hồ có khả năng chống nước đến 300m hay 30atm hay 30bar

Tương tự như mục trên nhưng khả năng chống nước mạnh hơn có thể lặn ở độ sâu cao hơn.

Đồng hồ chuyên dụng Dive dành cho thợ lặn hoặc đạt tiêu chuẩn ISO-6425 

Đây là mức độ chống nước cao nhất ở đồng hồ, với mức độ chống nước này thì bạn có thể làm bất kì những gì mình thích mà không phải lo đồng hồ bị vào nước.

Những nguyên tắc mà người đeo đồng hồ nên biết

  • Tuyệt đối không đeo đồng hồ khi dùng nước nóng, tắm nóng lạnh, xông hơi vì nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ co giãn của vỏ và các gioăng khác nhau tạo nên khe hở để nước và hơi ẩm lọt vào làm hỏng máy.
  • Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hòa thổi trực tiếp vào đồng hồ.
  • Đối với đồng hồ điện tử (Quart), hàng ngày sau khi không đeo thì tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh: Tivi, tủ lạnh…

Với bài viết này, hi vọng cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn đồng hồ chống chịu nước. Hãy là người tiêu dùng thông minh trong mọi hoàn cảnh, NIBOSI Việt Nam luôn đồng hành và cung cấp những thông tin hữu ích nhất.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.